HIỆU QỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA”

Đăng ngày 02 - 07 - 2014
100%

Yên Lạc là một xã trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của huyện Như Thanh với 1.191 hộ, hơn 5000 nhân khẩu, 2.771 lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm hơn 80%. Diện tích tự nhiên toàn xã là 2.421,48 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.754,3 ha chiếm 72,447%

Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của xã. Tuy nhiên do việc giao đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán ở nhiều xứ đồng; Đất công ích, đất dự trữ không được quy hoạch cụ thể, phần lớn diện tích đất này còn xen lẫn với đất đã giao ổn định, nên việc đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào trồng thí điểm, thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đạt thấp. Từ năm 2012 trở về trước, năng xuất cây lúa bình quân của xã chỉ đạt 40tạ/ha.
 Thực hiện Nghị quyết Số 04 - NQ/HU, ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Như Thanh, nhận thức được tầm quan trọng của công tác “Dồn điền, đổi thửa” nhằm chuyển đổi, dồn ghép tích tụ ruộng đất để có ô thửa lớn, liền vùng, liền thửa, tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất, tiết kiệm công sức, chi phí trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng suất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa cơ giới vào nông nghiệp, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người nông dân, tăng hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững. Năm 2012 cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Yên Lạc đã bàn bạc, thống nhất về chủ trương, triển khai, lấy ý kiến nhân dân trước khi tiến hành “Dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp”. Đây là việc được xác định là khởi điểm quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã, cần được sự đồng thuận, thống nhất cao trong Đảng bộ và toàn dân.
Với xuất phát điểm là một xã miền núi, trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do vậy ngay từ những ngày đầu triển khai thực hiện, chủ trương trên gặp không ít trở ngại, vướng mắc. Đồng đất Yên Lạc phức tạp, ruộng bậc thang nhiều, nơi trũng, nơi gềnh, không bằng phẳng, nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là một bộ phận người dân với tâm lý sợ chia lại ruộng không đảm bảo tính công bằng, phải nhận ruộng xấu, ruộng xa nên muốn theo lối sản xuất cũ, những hộ nông dân có đất tốt thì gần như không ủng hộ trong đó có cả những hộ gia đình chính sách. Do vậy để thực hiện chủ trương trên, Ban Chấp hành Đảng bộ ra Nghị quyết chuyên đề về “Dồn điền, đổi thửa”, chỉ đạo các chi bộ triển khai đến toàn thể cán bộ đảng viên, tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm của những đơn vị làm trước, xây dựng phương án triển khai ở 5/8 thôn có diện tích đất trồng lúa và đất một lúa,một mầu. Chọn thôn Đồng Thung để làm điểm, giao cho MTTQ và các đoàn thể tổ chức các đợt tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Xã và thôn tổ chức nhiều cuộc họp với dân, lấy ý kiến của nhân dân, phân tích để thấy rõ được ý nghĩa, hiệu quả của việc dồn điền, đổi thửa. Nhân dân “được biết, được bàn và được làm và kiểm tra”.
 Phương châm triển khai “Dồn điền, đổi thửa” là giữ nguyên diện tích đất nông nghiệp từng hộ như năm 1993 đã được chia. Chỉ có một số ít hộ có thay đổi về diện tích do áp dụng phương pháp rút bù diện tích. Hộ nào nhận phần đất tốt thì diện tích giảm đi, hộ nào có diện tích xấu thì tăng lên theo hệ số k = 0,9 đến 1,1. Ruộng được phân lô, sau đó đánh số thứ tự từng ô ruộng để nhân dân tổ chức bắt thăm. Nguyên tắc trong việc dồn ruộng của địa phương là ghép các hộ anh em họ hàng gần nhau, trên cơ sở đơn vị chia ruộng để gắp phiếu lớn hơn; Đồng thời địa phương cũng có chế độ ưu tiên đối với các đối tượng chính sách, người có công được lựa chọn vị trí bốc thăm trong lô; hỗ trợ ngày công, vật tư, dụng cụ cho cán bộ thôn làm công tác chia, dồn ruộng từ 3-5 triệu đồng và điều đặc biệt quan trọng là việc họp bàn công khai, dân chủ với dân và sự chỉ đạo chặt chẽ từ các chi bộ Đảng.
Sau 2 năm tiến hành, năm 2013 xã Yên Lạc đã hoàn thành công tác “Dồn điền, đổi thửa”.Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao cho các hộ là 161,06 ha, với 625 hộ đã được giao nhận ruộng đầy đủ, đảm bảo tính công bằng, dân chủ. Bình quân số thửa đất nông nghiệp đã giảm từ 5 - 6 thửa/hộ xuống còn 1- 2 thửa/hộ.Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các thôn được dồn đổi, tập trung về 1 đến 2 khu, thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ, tưới tiêu; quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng phù hợp với thiết kế đồng ruộng, đảm bảo thửa ruộng nào cũng giáp mương và đường nội đồng tiện lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Quy hoạchcác vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Từ Dồn điền, đổi thửa”xã đã dành ra được 13ha quỹ đất công để quy hoạch đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào trồng thí điểm, từ đó nhân ra diện rộng, quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi thực hiện nhóm tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất trong nông thôn mới. 
Từ một xã thuần nông với phương pháp canh tác truyền thống, lạc hậu đến nay trên các xứ đồng đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất như máy làm đất, máy gặt, thay thế hình ảnh “Con trâu đi trước, cái cày đi sau” của 2 năm về trước. SauDồn điền, đổi thửa”, Nhân dân xã Yên Lạc ai cũng rất phấn khởi, sản xuất tiết kiệm được phân bón, giống, công lao động, chăm sóc,năng suất lúa đã tăng 20% - 30%, hiệu quả kinh tế tăng lên rất nhiều.
Dù mỗi địa phương có những cách làm khác nhau trong Dồn điền, đổi thửa”, nhưng đều có chung mục đích, ý nghĩa đó là đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hơn cho nhân dân trong sản xuất nông nghiệp, để đi đến kết quả cuối cùng là nâng cao năng xuất, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Đây thực sự là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, cần được nhân rộng ở tất cả địa phương trong toàn huyện, góp phần xây dựng nông thôn mới thành công.
                       Bài viết của đ/c Trần Thị Phương - Công chức xã Yên Lạc

<

Tin mới nhất

Cán Khê: Tổng kết 5 năm xây dựng Nông thôn mới.(22/09/2015 9:21 CH)

Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới xã Cán Khê tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm xây...(20/09/2015 9:21 CH)

Nữ Trưởng thôn tích cực vận động nhân dân xóa đói giảm nghèo(10/03/2015 2:32 CH)

NÔNG THÔN MỚI - SỨC SỐNG MỚI TRÊN ĐẤT XUÂN DU(03/02/2015 2:30 CH)

Thôn cầu máng xã Hải Vân Phấn đấu hết năm 2015 hoàn thành chương chình mục tiêu xây dựng Nông...(10/01/2015 2:29 CH)

Lễ đón nhận thôn đạt chuẩn Nông thôn mới và kỷ niệm 50 năm thành lập làng Vân Thành 12/1964-12/2014(08/01/2015 2:29 CH)

Xã Thanh Tân tăng cường phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi(04/01/2015 2:29 CH)

Quyết định về việc công nhận số tiêu chí nông thôn mới đạt đến ngày 30/6/2014 của các xã xây dựng...(12/11/2014 2:26 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
280 người đã bình chọn
°
1114 người đang online