GƯƠNG CÁC THƯƠNG BINH LÀM KIH TẾ GIỎI

Đăng ngày 18 - 07 - 2017
100%

Không trông chờ, ỷ lại vào chính sách, với phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", không ngại gian khó, nhiều thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công đã tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình. Họ trở thành những tấm gương tiêu biểu và có nhiều đóng góp cho sự phát triển KTXH của địa phương. Bác Lê Văn Hoa thương binh 61% Thôn 5 xã cán Khê là một điển hình như thế.

Vườn Cao Su của gia đình Bác Lê Văn Hoa (người đội mũ cối) thương binh 61% Thôn 5 xã cán Khê

Sau 4 năm rèn luyện, chiến đấu trên chiến trường miền Nam, năm 1976 Bác  Lê Văn Hoa thương binh 61% Thôn 5 xã cán Khê được xuất ngũ trở về quê hương và tham gia công tác tại xã Cán Khê. Khi ấy, điều kiện gia đình còn thiếu thốn đủ bề, bước đầu làm kinh tế còn nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể địa phương, Bác Hoa  đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.Tận dụng diện tích đất đồi mà gia đình nhận từ dự án 327 rồi đến dự án 661, Bác Hoa cùng với vợ con đầu tư xây dựng mô hình rừng luồng, rừng keo, cây cao su, vải thiều  chăn nuôi gia súc, gia cầm và thả cá, trồng rau. Hiện nay, Bác Hoa có 1ha luồng mỗi năm cho thu hoạch trên 50 triệu đồng, 1 ha vải thiều, 2 ha keo đã trồng trên 4 năm, 1 ha cao su đang cho thu hoạch mủ 

Sau những khó khăn, vất vả, bằng ý chí vượt khó vươn lên, Bác Lê Văn Hoa đã tự chủ về kinh tế, hỗ trợ  cho các con xây dựng được nhà khang. Từ năm 2010 – 2016 , năm nào Thương binh Lê Văn Hoa cũng đạt danh hiệu gia đình tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào hộ gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Không chỉ làm kinh tế giỏi, Bác Hoa còn là một công dân gương mẫu, chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bác cùng với chính quyền và các đoàn thể địa phương vận động, khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.

Với quyết tâm đóng góp một phần nhỏ cho xã hội, làm gương cho con cháu, Bác Lê Văn Hoa trở thành tấm gương sáng trong phong trào làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã Cán Khê.

Vườn đào của gia đình Bác Nguyễn Thăng Tiền -  Thôn 6  - Xã Xuân Du

Là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 61%; Bác Nguyễn Thăng Tiền -  Thôn 6  - xã Xuân Du đã nỗ lực không ngừng để vươn lên phát triển kinh tế.  Bác Tiền tình nguyện lên đường nhập ngũ  tháng 8 năm 1973, tháng 6 năm 1978 xuất ngũ trở về quê  lập gia đình sinh được 3 người con, trong đó người con thứ 2 bị phơi nhiễm độc hóa học, bị câm điếc bẩm sinh. Bản thân bác cùng vợ mỗi khi trái gió trở trời như thách thức vợ chồng Bác phải tiếp tục chiến đấu với cuộc sống đầy rẫy khó khăn

Trở về quê hương, Lúc bấy giờ, vợ chồng người thương binh nghèo đã phải lao động vất vả, làm luôn chân luôn tay để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Bằng quyết tâm của người lính được rèn giũa trên chiến trường, Bác Tiền cùng vợ đã vượt qua tất cả khó khăn của cuộc sống mưu sinh, không ngừng khai khẩn đất rừng, biến đất hoang hóa thành vườn đào cảnh, cây ăn quả xanh tốt. Để phát triển cây Đào cảnh, Bác dành nhiều thời gian đi ra các tỉnh ngoài, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt được điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, Bác Tiền đã mạnh dạn đưa cây đào cảnh về trồng. Sau một vài năm, vườn Đào cảnh phát triển mạnh và cho thu nhập cao. Để vườn đào cảnh mang thương hiệu riêng biệt trên mảnh đất Xuân Du Bác luôn tìm tòi, học hỏi, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nông - lâm nghiệp do xã, huyện tổ chức, áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Từ một hộ thuộc diện nghèo khó, đến nay, gia đình Bác đã trở nên khấm khá, cuộc sống ổn định. Hiện nay gia đình Bác Tiền đang sở hữu gần 10 sào cây đào cảnh, 1,5 ha mía nguyên liệu; Năm 2013 thu nhập gia đình Bác đạt 170 triệu đồng; năm 2014 đạt 190 triệu; năm 2015 Bác đã mạnh dạn ươm gần 6 vạn cây đào giống cung cấp cho nhân dân trong vùng, và trồng thêm 2 sào Thanh long ruột đỏ cho tổng thu nhập trừ chi phí gần 400 triệu đồng. Năm 2016, gia đình thu hoạch từ cây đào thế, đào cảnh và cây giống đạt 290 triệu đồng.

Không những làm kinh tế giỏi, Bác Tiền còn luôn giúp đỡ đồng đội, bà con lối xóm về vốn, kỹ thuật phát triển sản xuất. Hàng năm các Bác đều tham gia ủng hộ các hoạt động từ thiện xã hội như: hỗ trợ người nghèo, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, quỹ đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương

Với những đóng góp trên, Bác Tiền đã được chủ tịch UBND huyện Như Thanh, UBND,  hội cựu chiến binh xã xuân Du tặng giấy khen  tiêu biểu nhiều năm liền. Bác Tiền xứng đáng được vinh danh: “Người thương binh làm kinh tế giỏi”.

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Trải nghiệm du lịch Bến En dịp nghỉ lễ(24/04/2024 3:08 CH)

    Lan tỏa các mô hình “Dân vận khéo” ở Như Thanh(24/04/2024 2:56 CH)

    Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quý I và phương...(24/04/2024 2:47 CH)

    Hội nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, các điều kiện đảm bảo đón và...(23/04/2024 4:53 CH)

    Huyện Như Thanh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng...(22/04/2024 8:05 SA)

    Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Khang.(22/04/2024 7:47 SA)

    Hội nghị triển khai các kế hoạch của Ban thường vụ huyện ủy thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị,...(19/04/2024 4:44 CH)

    Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Phúc tổ chức ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ khuyết tật”(19/04/2024 3:51 CH)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    281 người đã bình chọn
    °
    411 người đang online