Đồng bào dân tộc Thái Bản Mó 1 xã Xuân Thọ tưng bừng trong lễ hội tín ngưỡng “ Sết Booc Mạy”

Đăng ngày 28 - 02 - 2018
100%

Ngày 10 tết tức ngày 25/ 02/ 2018 các đồng chí trong BCĐ đời sống văn hóa ở khu dân cư của huyện, lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng đông đảo bà con nhân dân Bản Mó 1 và đại diện các thôn, bản trong xã Xuân Thọ tưng bừng trong lễ hội tín ngưỡng “Sết Booc Mạy”.

 

Lễ hội sết Booc Mạy là một nét văn hóa tinh thần độc đáo của cộng đồng người Thái nói chung, Bản Mó 1 xã Xuân Thọ nói riêng, là nét sinh hoạt văn hóa dân gian được cộng đồng người Thái và được lưu truyền cho các thế hệ sau này. Đến nay, lễ tục này không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây khi mỗi độ tết đến, Xuân về. Hàng năm vào ngày 10 tết người Thái ở Bản Mó 1 xã Xuân Thọ tổ chức lễ hội để nhân dân bày tỏ tấm lòng với tổ tiên, trời đất mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vào ngày này, cộng đồng người Thái còn mời cả người Mường, người Kinh sinh sống trong làng bản đến dự lễ hội. Trong Lễ hội sết Boọc Mạy ngoài phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn như: Đánh mảng, nhảy sạp, ném còn, hát múa dưới cây bông. Cây bông là vật trung tâm trong lễ hội được làm bằng tre hoặc luồng, hoa cây bông được làm từ cây dâu, cây sắn, cây chục bục với các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất. Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9, 12 tầng. Hiện nay, cây bông trong Lễ hội được làm 9 tầng, với hàng ngàn hoa. Mỗi cây bông được đồng bào ví như một số phận con người, mỗi bông hoa là một mùa vụ. Lễ hội sết Boọc Mạy là di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt có giá trị, trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở bản Mó 1, xã Xuân Thọ. Sức sống của lễ hội này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua lễ tục, toàn bộ đời sống cổ truyền được tái hiện, bao gồm văn hóa sản xuất, ứng xử tín ngưỡng, văn hóa nhận thức về tự nhiên, xã hội, con người như: lễ cầu mưa, cày bừa đất để sản xuất, cấy lúa, gieo hạt, thu hoạch mùa màng, xay lúa, giã gạo, đánh bắt cá tôm, Với đồng bào người thái nơi đây đang rất vui mừng phấn khởi, mong muốn trong thời gian tới tỉnh, huyện và xã cần có phương án bảo vệ khuyến khích những nghệ nhân dân gian nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn tục lệ và truyền dạy cho các thế hệ trẻ di sản văn hóa quý giá, đồng lòng, đồng sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc

.

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Đồng chí Bí Thư Huyện uỷ làm việc với Đảng ủy xã Yên Lạc về đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết...(17/04/2024 1:53 CH)

    Đồng chí Bí thư Huyện ủy và đoàn công tác của huyện làm việc với cán bộ chủ chốt xã Yên Thọ.(17/04/2024 10:46 SA)

    UBND huyện triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2024.(17/04/2024 7:55 SA)

    Hội nghị tổng kết thực hiện cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông và phát...(16/04/2024 7:37 SA)

    Bế mạc Lớp Bồi dưỡng du lịch cộng đồng năm 2024.(11/04/2024 6:17 SA)

    Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác với ngân hàng chính sách xã hội năm 2024.(11/04/2024 5:03 CH)

    Tuyên truyền biển, đảo gắn với thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân.(11/04/2024 3:08 CH)

    Truyền thông và tập huấn về ứng xử văn minh du lịch, kỹ năng giao tiếp gắn với phát triển du lịch...(10/04/2024 7:16 CH)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    275 người đã bình chọn
    °
    836 người đang online