Giá trị lịch sử văn hóa di tích thắng cảnh Phủ Na xã Xuân Du, huyện Như Thanh

Đăng ngày 16 - 03 - 2021
100%

Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Phủ Na tọa lạc trên triền núi Na Sơn (Núi Nưa) thuộc địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh là một trong những trung tâm tín ngưỡng lớn thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn (vị chúa của rừng xanh), Đức Thánh Tản Viên, Mẹ Âu Cơ - một trong những tục thờ thần bản địa xuất hiện từ rất sớm trong các cộng đồng dân cư ở Việt Nam.

Đây cũng là địa bàn Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đông Ngô năm 248 - một cuộc khởi nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta dưới thời nghìn năm Bắc Thuộc. Phủ Na đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp Tỉnh sớm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 1993.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cùng với quá trình khai khẩn đất hoang để làm ăn, sinh sống và xây dựng quê hương, cộng đồng cư dân người Mường, người Thái, người Thổ, người Kinh ở xã Xuân Du ngày nay, từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã xây dựng nên một công trình kiến trúc to lớn, bề thế để thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn mà dấu tích của các công trình đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Quá trình du nhập và thờ tự Đức Thánh Mẫu này được cộng đồng dân cư Xuân Du quan niệm như là một lực lượng siêu nhiên, sáng tạo và cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Trời, đất, nước, núi, rừng. Thánh Mẫu trong quan niệm dân gian là nhất thể nhưng phải thành Tam Vị Thánh Mẫu hay Tứ Vị Thánh Mẫu (Tam Phủ, Tứ Phủ) để cai quản các miền khác nhau của vũ trụ và nó còn được biểu tượng hóa thành các màu sắc trong ngũ hành, ngũ sắc. Các Thánh Mẫu và các vị thần trong đạo Mẫu Phủ Na đã mang hình thức nhân thần, có nam, có nữ, nhưng nữ là chính và là vị thần chủ Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Thánh Mẫu Thượng Ngàn được người dân ở đây đồng nhất với “Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu Nghi Thiên Hạ”. Mẫu Thượng Ngàn theo truyền thuyết, Bà có tên là Công Chúa La Bình, vốn là con gái Sơn Tinh và Mỵ Nương (công chúa vua Hùng thứ 18). La Bình là người con gái đẹp người, đẹp nết nên Tản Viên Sơn Thánh rất yêu quý, thường cho đi cùng khắp núi non hang động. Đi đến đâu nàng cũng quyến luyến phong cảnh, làm bạn với các loài cây và muông thú. Nàng còn giúp đỡ các vị sơn thần, dạy bảo các loài làm điều thiện, tránh điều ác. Thượng đế biết chuyện, rất khen ngợi Tản Viên và Mỵ Nương, phong cho La Bình là Thượng Ngàn Công Chúa, cai quản tất cả 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao. Bà Chúa Thượng Ngàn là vị thần cai quản miền rừng núi, miền thượng nguồn, nơi xuất phát của loài người. Bà đã trở thành một vị anh hùng văn hóa, trở thành Mẹ trong tâm thức người dân và được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó có di tích Phủ Na. Bên cạnh đó, các nhân thần (Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Đạt) cũng có lai lịch gốc tích rõ ràng là những nhân vật có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Quần thể di tích thắng cảnh Phủ Na bao gồm:

+ Đền Trình (thờ Nữ tướng Nàng Ba),

+ Đền Đức Ông (thờ Triệu Quốc Đạt),

+ Đền Mẫu Nghi Thiên Hạ (Tam Tòa Thánh Mẫu): Đền Đệ Nhị thờ Bà Triệu;

+Đền Ông Hoàng (thờ 12 vị Quan Hoàng),

+Đền thờ Cô Chín (công chúa Thượng Ngàn),

+Đền thờ Đức Thánh Tản Viên. (Đền rước bóng)

 

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hầu hết các hạng mục của công trình này đều bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng và bị phá hủy hoàn toàn. Trong mấy chục năm trở lại đây bằng nguồn công đức của địa phương và du khách xa gần, một số hạng mục của công trình đã được trùng tu, tôn tạo lại nhưng quy mô còn nhỏ bé và manh mún, nhưng với phong cảnh đẹp đẽ hữu tình của một vùng đất nên thơ với dãy núi Ngàn Nưa hùng vĩ, Phủ Na vẫn là một trung tâm thờ Mẫu tiêu biểu và linh thiêng trong tâm thức của cộng đồng cư dân miền núi Thanh Hóa cũng như du khách xa gần có dịp đến du ngoạn vùng đất mến yêu này. Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, bắt đầu từ ngày mùng một tháng Giêng (âm lịch) đến ngày 16 tháng Hai và từ ngày mồng Một đến ngày 20 tháng Tám (âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đã về Phủ Na thăm quan du lịch và thắp hương tưởng nhớ những người anh hùng cứu nước (Bà triệu), Đức Thánh Mẫu cầu mong phù hộ cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mọi người, mọi nhà có đời sống ấm no, hạnh phúc, vui tươi, phấn khởi trong một miền cộng cảm sâu sắc, khó quên trong ký ức mỗi con người

<

Tin mới nhất

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70...(16/04/2024 10:13 SA)

Tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) xúc tiến thu hút khách du lịch Việt Nam(13/04/2024 10:16 SA)

Từ 15/3: Trung Quốc thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn vào Việt Nam(09/03/2023 9:37 SA)

Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu vật tư, thiết bị y tế trong bệnh viện(04/03/2023 8:19 SA)

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường chuyên(04/03/2023 8:18 SA)

Lan tỏa giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam(25/02/2023 9:26 SA)

Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn mãi “soi đường cho quốc dân đi”(22/02/2023 9:29 SA)

Gìn giữ Bản sắc Văn hóa Việt(09/02/2023 9:39 SA)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
281 người đã bình chọn
°
543 người đang online