LÒ CAO KHÁNG CHIẾN HẢI VÂN

Đăng ngày 09 - 02 - 2021
100%

Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa. Di tích được đặt trong hang Đồng Mười giữa một thung lũng bao quanh là núi xanh trùng điệp và dòng sông Mực hiền hòa, thơ mộng.

Lò cao kháng chiến Hải Vân đặt tại hang Đồng Mười thuộc quả núi cùng tên. Núi Đồng Mười trước đây thuộc xã Vĩnh Hòa, huyện Như Xuân nay thuộc xã Hải Vân huyện Như Thanh. Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm ở phía tây nam cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40km và cách trung tâm huyện lỵ Như Thanh 2km

Núi Đồng Mười gần hồ sông Mực, là một ngọn núi nằm trong sơn hệ chạy từ Sầm Nưa (Lào) về đến Như Xuân là vùng đồi núi thấp, tiếp giáp với tỉnh Nghệ An. Địa hình chủ yếu ở đây là các đồi lượn sóng, ít nhô cao, ít hiểm trở, ít có đá vôi nổi lên thành hình khối đồ sộ, vách dựng đứng cheo leo. Theo các nhà địa lý thì miền đồi núi này là bộ phận rìa của hệ thống núi chạy từ nước bạn Lào đến phía bắc tỉnh Nghệ An được gọi là “Cánh cung Phu Hoạt”

Núi Đồng Mười là một quả núi đá vôi có cấu trúc hình tròn, trên bề mặt được bao phủ bởi lớp thực vật xanh tươi của rừng nhiệt đới. Xung quanh chân núi là hệ thống ao, hồ và đất đỏ Bazan màu mỡ.

Tại đây Đồng Mười được xác định là một thung lũng kín đáo, hiểm trở là một vị trí đắc địa địch rất khó phát hiện đó là điều kiện tiên quyết để lò cao kháng chiến Hải Vân có thể hoạt động và duy trì thực hiện vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

1. Lò cao NX3- Lò cao kháng chiến Hải Vân – một trong những cơ sở sản xuất gang đầu tiên của Việt Nam, niềm tự hào của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nghành quân giới đóng vai trò rất quan trọng. Các xưởng quân giới trong cả nước phải tự sản xuất nhiều loại vũ khí để cung cấp cho bộ đội, dân quân và du kích. Nhưng sau mấy năm khai thác, nguyên vật liệu để sản xuất vũ khí không còn dồi dào như trước, có thứ đã cạn kiệt. Do đó Cục quân giới đã có chủ trương xây dựng một số cơ sở sản xuất vũ khí, đạn dược, trong đó có Lò Cao Như Xuân nay được gọi là Lò Cao Hải Vân.

Hiện nay chúng ta đang đứng trước hang Lò cao nơi lắp đặt hệ thống sản xuất gang theo công nghệ lò cao mang tên NX3.Lò cao NX3 được xây dựng, cải tiến từ hệ thống Lò cao NX1 và NX2. Cơ sở thí nghiệm lò luyện gang được Cục quân giới Việt bắc và Sở kỹ nghệ Trung Bộ chuyển từ Nghệ An ra Thanh Hóa cuối năm 1949, các cán bộ kĩ sư, công nhân đã quên mình xây dựng và cống hiến cho ngành luyện kim còn non trẻ của đất nước. Những con người vỹ đại ấy vừa kiên trì hăng say lao động, vừa suy nghĩ tìm tòi sáng tạo, có nhiều ý tưởng độc đáo. Tháng 6/1950 bắt đầu xây dựng nên Lò cao NX1 rồi NX2 gồm một lò nhỏ để thí nghiệm và một lò lớn để sản xuất.

Lò cao NX1 và NX2 được xây dựng ở khe núi được cây cối che khuất và ngụy trang chu đáo, nhưng nếu giặc ném bom vào khu vực này với mật độ cao thì có thể trúng lò hoặc chạm lò, gây hư hại hoặc bị phá hủy. Sauk hi kiểm tra về mọi mặt nhất là ngụy trang che mắt địch vòa ban ngày. Sau 2 năm nghiên cứu và xây dựng, ngày 12/9/1951 lò nhỏ sản xuất mẻ gang đầu tiên được 250 kg gang xám loại tốt. Trước thành công của lần thí nghiệm đó nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng 19 Nga ngày 7/11/1951, lò lớn bắt đầu sản xuất. Sau 2 ngày đêm hoạt động, lò lớn phải ngừng hoạt động để xây dựng đường dẫn khói mới vì khói tỏa ra dày đặc, máy bay địch rất dễ phát hiện. Các cán bộ công nhân đã làm đường dẫn khói dài 500m, nằm sâu dưới đất, có nhiều lỗ thông để khói tỏa ra như màn sương nhẹ, máy bay địch khó phát hiện, đảm bảo an toàn khi lò hoạt động liên tục cả ngày và đêm.

Ngày 19/12/1951, những mẻ gang đầu tiên ra lò đánh dấu bước ngoặt cho ngành luyện kim Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Chỉ trong 2 năm, NX1 và NX2 đã sản xuất được gần 200 tấn gang phục vụ các xưởng sản xuất vũ khí và một số nông cụ đáp ứng phần nào nhu cầu của tiền tuyến và hậu phương.

Trong giai đoạn 1952-1953, khi công viêc sản xuất đang triển khai một cách tốt đẹp thì địch phát hiện ra khu vực lò cao và cho máy bay ngày đêm oanh tạc, bắn phá. Trước tình hình ấy được sự đồng ý của cấp trên, Ban lãnh đạo Lò cao Đồng Mười đồng chí Trần Đai Nghĩa – lúc bấy giờ là Cục trưởng cục quân giới đã quyết định chuyển toàn bộ xưởng sản xuất vào trong hang Đồng Mười cách chỗ cũ chừng 1 km, lò cao NX3 ra đời từ đấy.

Từ tháng 1/1953 các cán bộ, kỹ sư vừa sản xuất vừa tổ chức đánh mìn dọn hang, dọn đường, vừa di chuyển máy móc. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ việc vận chuyển, cải tiến, lắp đặt lò cao NX3 đã nhanh chóng ra đời trong lòng hang giữa những ngày bom đạn ác liệt, thể hiện ý chí sắt đá và lòng quả cảm, sự kiên cường, thông minh sáng tạo của đội ngũ chiến sĩ công nhân gang thép đầu tiên của Việt Nam

Toàn bộ cấu trúc hang gồm 3 ngách: hang chính, hang phía Bắc, hang phía Nam. Đều được sử dụng tối đa không gian phục vụ cho sản xuất.

 Quý vị đến với di tích lịch sử Lò cao kháng chiến Hải Vân sẽ cảm nhận được không khí sôi sục của những ngày kháng chiến năm nào:

“ Đồng Mười giữa chốn rừng xanh,

Những ngày kháng chiến ân tình biết bao.

Hang này ôm bong Lò Cao,

Mở mang sử thép tự hào công nhân”

( Xuân Long, Diễn ca Đường xuân quê hương)

Cửa hang nằm trước hang chính, sau lối vào hang, là nơi tiếp giáp với không gian bên ngoài. Cửa hang có cấu trúc là các khối đá tự nhiên có kích thước lớn xếp chồng lên nhau, tạo thành lối vào tự nhiên. Lối đi khá tấp và dốc. Phía trên cửa có một số loại cây cỏ mọc tự nhiên. Kết cấu cổng hang tự nhiên, hòa hợp với khung cảnh tự nhiên không gây nên nhiều chú ý phù hợp với yêu cầu giữ bí mật vị trí hang

Cổng hang nằm ở đầu hang chính, là nơi bắt đầu vào hang. Cổng hang được xây gạch liền với vách hang, mặt trước được trát vữa, mặt sau để trần. Cổng hang rộng 2m, cao 2,2m tạo ra lối vào hang rộng rãi, thuận tiện.

Từ tháng 1/1953 công việc vận chuyển lò cao NX1, NX2 vào trong hang được tiến hành. Công việc vận chuyển và xây dựng với rất nhiều gian nan, khó khăn phức tạp. Bởi phải đưa cả hệ thống lò cao đồ sộ và cồng kềnh ở ngoài thung lũng được xây dựng thành công từ tháng 9/1951 NX1, NX2 vào trong hang. Do diện tích sử dụng của hang Đồng mười chưa đủ không gian phục vụ cho quá trình sản xuất gang cũng như chưa thuận tiện để vận chuyển máy móc vào trong hang. Chúng ta đã phải sử dụng 400 phát mìn để mở cửa hang thành 2 cửa để ra rộng rãi;

 Xin mời quý khách nhìn theo hướng ( Tay chỉ) chính là cửa hang được mở rộng, Cửa hang được mở cách mặt đất 20m trông kiên cố như  một pháo đài bất khả xâm phạm. Đây là lối chính đưa trang thiết bị cồng kềnh từ thung lũng vào trong hang, đồng thời cũng là nơi lấy ánh sáng mặt trời bên ngoài vào hang. Nền hang được đục đá, san đắp công phu đủ chỗ cho Lò cao, máy móc thiết bị và người hoạt động

Hang ngoài có kích thước dài 62m, rộng 28m, cao  hơn 15m vừa đúng với chiều cao của lò. Ở đây có các công trình: Lò ủ gang (Lò đứng), Lò gió nóng và sân ra xỉ, sân ra gang .

Không gian trong lòng hang được mở rộng, xây dựng thêm nhiều đường thông khói, khoát nòng cho nhiều ngách hang, đặt quạt  đẩy gió cho ngách lớn cuối hang để đảm bảo lò cao vận hành an toàn và hiệu quả. Không gian trong hang được sử dụng một cách triệt để trong quá trình luyện gang.

Trên vách hang có những câu khẩu hiệu thể hiện cho tinh thần sống, chiến đấu và lao động của các cán bộ, kỹ sư và công nhân Lò Cao.

“  Đào sâu nhớ kỹ, kiểm điểm thành tích, viết tự thuật đầy đủ___ cụ thể”

 “ Đề cao tương trợ, đẩy mạnh sản xuất, giúp nhau kiểm điểm lấy thành tích, viết tự thuật tốt

 2. Lò gió nóng

Lò gió nóng nằm giữa hang chính có chiều dài 5,55m; rộng 3m; cao 6,55m. Gồm 2 phần : thân lò và đế lò. Lò gió nóng có 2 cửa vào  hình cuốn vòm ở mặt sau để tiếp nhiên liệu và lấy phế liệu. Có tường bao xung quanh bằng gạch gồm 3 lớp.

-Tường bao bên ngoài, có mặt ngoài trát vữa, có câu khẩu hiệu Đẩy mạnh thi đua sản xuất tiêt kiệm, tăng gia trồng trọt để chống đói;phòng đói, cứu đói, chuẩn bị tổng kết”  thể hiện cho tinh thần của cán bộ, công nhân, chiến sĩ lúc bấy giờ, mặt trong của tường bao ngoài để trần không trát vữa.

-Lớp giữa để trống đổ cát cách nhiệt

-tường ngăn bên trong xây gạch để trần không trát vữa, không có lớp cách nhiệt ở giữa như tường bao.

 Gió ở trong lò là gió nóng 100% sử dụng từ khí nóng của Lò đứng trong quá trình luyện gang – đây là một trong những cải tiến đáng kể mà các kỹ sư Lò Cao NX3 đã tạo nên. Nhiệt độ sấy và làm việc của lò gió nóng là 1200 độ C

`Lò hiện nay không còn nguyên vẹn, phần nóc mái, vách trong và một phần tường bao đã bị phá hủy.

5. Lò ủ gang ( Lò đứng/ Lò cao)

Lò ủ gang nằm ở cuối hang chính, được cấu trúc thành 5 tầng theo kiểu hình trụ tháp, Mặt trong được lát bằng gạch chịu lửa, mặt ngoài bọc bằng sắt được đặt trên 4 trụ sắt hình chữ Y. Lò cao NX3 được xây dựng với dung tích 8.3m  khối với chiều cao toàn than là 15m, mỗi ngày sản xuất ra khoảng 3 tấn gang.Các ống tháp của lò cao như sau;

  • Tầng 1: cao 2,3m; đường kính miện rộng 2m
  • Tầng 2: cao 2,1m: đường kính miệng rộng 2m
  • Tầng 3: cao 2,1m; đường kính miện rộng 1,75m
  • Tầng 4: cao 2,1m; đường kính miệng rộng 1,5m
  • Tầng 5: cao 2,1m; đường kính miện rộng 1,25m

Đỉnh lò được neo giữ vào trần hang bằng dây thép và cọc sắt, miệng lò vẫn còn lõ thoát khí và thoát khói.

Để phù hợp với địa hình trong hang, hệ thống lò cao có rất nhiều bộ phận, chi tiết phải được cải tiến để đảm bảo lò cao được vận hành an toàn, hiệu quả như: hệ thống xả hơi nước, xả hơi độc; hệ thống thoát khói phải đưa ra ngoài hang nhưng phải biết cách ngụy trang để che mắt địch.

Tháng 7/1953 hệ thống lò cao trong hang được vận hành và đã bộc lộ những vấn đề khó khăn không thể lường trước được. Đó là hiện tượng tiếng ồn dữ dội do tiếng may, tiếng quạt reo va đập vào vách hang cộng hưởng. Công nhân, cán bộ chỉ có thể nhìn nhau và ra hiệu chứ không thể nghe tiếng nói của nhau. Và hiện tượng Oxit Cacbon do quá trình phản ứng há học tạo gang thải ra không thoát kịp ra ngoài, tỏa mù mịt trong hang gây ngất tại chỗ. Do không thoáng khí trên tường lò, vỏ lò xuất hiện nhiều sợi khói trắng và khí độc rất nguy hiểm.

Nhưng dưới sự quyết tâm của cán bộ, công nhân vừa chạy lò, vừa kiên trì giải quyết từng vấn đề một.

Trước hết là vấn đề khói, sau nhiều lần suy tính, thử nghiệm các nhà kĩ thuật đã đặt thử hệ thống quạt theo nguyên tắc hút khói thay vì xua đẩy khói. Nhờ hệ thống quạt mới trong một thời gian ngắn, khói trong hang bị hút mạnh ra ngoài nhờ có sự kết hợp sức hút của quạt với áp lực không khí tự nhiên từ cửa hang, không khí trong hang nhẹ hẳn đi.

Hiện tượng rỉ khói và khí độc qua những kẻ nứt li ti xung quanh lò cũng được khắc phục và sau một vài lần ra gang cũng đã bớt hẳn đi cho đến khi hoàn toàn hết. Qua thực tế sản xuất, Lò Cao NX3 đã có nhiều cải tiến mới như: dung đá gres để thay thế gạch dinas cách nhiệt cho toàn than lò; Dùng amiante  cách nhiệt cho nồi lò; Nước làm lạnh cho lò cao được sử dụng hệ tuần hoàn khép kín; Khí của lò cao được sử dụng 100% cho lò gió nóng và nồi hơi cho 2 đầu máy xe lửa kéo máy phát điện 1000KW; Việc nạp nhiên liệu được cơ giới hóa; Hệ thống hút hơi độc bao gồm: quạt hút gió, cửa tự động, tường ngăn, các loa ống dẫn hơi độc ra ngoài hang cũng được nghiên cứu và ứng dụng thành công… Đây là những sáng tạo lớn của các cán bộ, kỹ sư trong điều kiện thiếu nguyên, nhiên liệu, kỹ thuật.

Lò cao NX3 chính thức hoạt động từ 11/1953.Quy trình luyện gang lò cao NX3 được sử dụng công nghệ lò cao, một công nghệ khá khó, đặc biệt là trong điều kiện chống pháp lúc bấy giờ phải xây dựng lò cao ở trong hang với diện tích nhỏ hẹp và đặc biệt là kinh nghiệm của ta trong lĩnh vực này không đáng kể.

Nguồn quặng được sử dụng trong lò được lấy ở : Rú Cốc, Núi Vòm, Yên Mỹ, Núi Thư, Đò Lèn với hàm lượng Fe từ 50-70%. Than  sử dụng cho lò là than gỗ lim.

Qua trình luyện gang được tiến hành như sau:

Quặng sắt, than cốc, đá vôi có khích thước vừa phải được đưa qua miệng lò cao và xếp thành từng lớp. Không khí nóng thổi từ hai bên lò từ dưới lên, khi tan cốc được đốt cháy sinh ra cacbon ôxi (CO), hoàn nguyên ôxit sắt ở nhiệt độ cao thu được gang, đá vôi trong nguyên liệu phân hủy thành CaO rồi oxi hóa một số tạp chất  trong quặng tạo ra xỉ, xỉ nhẹ nổi lên trên và ra ngoài khỏi cửa lò. Trong quá trình tạo gang khí được tạo ra trong lò thoát ra ở phía trên gầm miệng lò.

Hiện nay lò đứng không còn nguyên vẹn, phần nóc mái, vách trong và tường bao đã bị phá hủy. lớp sắt bọc ngoài của lò cũng bị han gỉ xuống cấp nặng do quá trình oxi hóa mạnh do  thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nhiệt độ và độ ẩm cao.

6. Lò sấy

Lò sấy dung để sấy quặng trước khi đưa vào Lò cao nằm ở cuối hang chính nơi có độ cao lớn hơn phần nền hang phía trước. Lò sấy có chiều dài 2,93m; rộng 2,62m và cao 2,57m, gồm 2 phần than lò và đế lò . Thân lò xây bằng gạch, mặt ngoài để trần không trát vữa, mặt trong trát xi măng rất phẳng và nhẵn. Thân lò có miệng tạo khe để chèn tấm vam cửa. Đế lò xây bằng gạch để trần có hai cửa xây kiểu cuốn vòm thông sang 2 bên, nền lỗ thông ở đáy lò được xay bằng gạch tạo mặt phẳng.

 Lò sấy còn khá nguyên vẹn, than lò bị đục phá, bề mặt xung quanh bị sứt vỡ.

3.Bức tường ngăn cách ngăn hang chính và hang phía bắc.

Tường ngăn hang chính và hang phái bắc, ngăn cách ngăn trong và ngăn ngoài được xây bằng gạch để trần không trát vữa xây cao lên tận đỉnh hang cao 3,4m và được xây liền vào vách hang. Có hai cửa ra vào hình cuốn vòm mỗi cửa rộng 1,6m, cao 3,5m  dày o.84m.

Hiện nay bức tường ngăn đã bị phá hủy 1 phần nóc cửa vòm và tường. bức tường chúng ta đang nhìn thấy chỉ là một phần của bức tường ngăn của ngày ấy.

7. Hang phía Bắc.

Hang phía bắc có khích thước cao 15m, rộng 10,25m và dài 42m là nơi xây dựng hệ thống bề nước tuần hoàn gồm 5 bề nước được xây dựng thông ra lưng núi.

  • Bể thứ 1 và bể thứ 2: rộng 5,3m; dài 4,1m
  • Bể thứ 3: rộng 2,9m: dài 6m
  • Bể thứ 4: rộng 6,4.: dài 7m
  • Bể thứ 5: rộng 9,4m: dài 8m

Vách của bể xây khá dày được xây bám theo vách hang, mặt ngoài được trát vữa, mặt trong trát xi măng phẳng và nhẵn.Hiện nay hệ thống bể nước tuần hoàn đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng không nguyên vẹn. Hiện tại vách núi vẫn còn vết của thành bể. Hệ thống máy móc cấp nước đã bị tháo dỡ.  Nền của bể nước tuần hoàn được xây bằng gạch tạo ra sự bằng phảng cho bể nước.

Trong hang phía bắc còn có lối vận chuyển được xây dựng nằm giữa tường ngăn và bể nước tuần hoàn. Thành hai bên xây theo nền gạch thoải theo nền hang phái bắc, lối vận chuyển này hiện đã bị phá hủy hoàn toàn trong điều kiện ánh sáng không đủ rất khó để nhìn thấy dấu vết nền móng của nó.

Có thể nói các hiện vật trong hang phía bắc là những hiện vật bị phá hủy nhiều nhất trong các hiện vật của di tích.

Cuối hang phái Bắc được lắp đặt  hệ thống quạt hút gió giúp đẩy khói từ trong hang ra ngoài.

Hang phái bắc có 1 đoạn thông với hang phía nam được xây tường ngăn cách nhằm để tránh tai nạn trong quá trình lò cao hoạt động.

8. Hang phía Nam

Hang phía nam là nơi nhỏ nhất, lòng hang nhỏ và hẹp, hiện nay trong hang vẫn còn những dấu vết đường dây điện chạy dọc theo lòng hang nhằm phục vụ cho hoạt động của lò cao. Hang phái nam là nơi để kho quặng, đá vôi và than . Ở cuối hang có đỉnh trần thông với hang phía Bắc, vách hang dựng đứng khá cao và không có lối lên.

Lò cao kháng chiến hải vân là niềm tự hào của giai cấp công nhân Việt Nam lúc bấy giờ. Hàng ngàn tấn gang được sản xuất trong 3 năm    ( từ 9/1951-7/1954)  trong đó Lò Cao trong hang hoạt động suốt 6 tháng cuối năm 1953 cho đến tháng 7 năm 1954, lúc cuộc kháng chiến 9 năm kết thúc thì ngừng, không  chỉ là nguồn gang thép quý báu hậu phương cung cấp cho tiền tuyến tạo nên những trận đánh giòn giã vang dội trên chiến trường, mà còn là thành quả của quá trình vượt mọi khó khăn, thiếu thốn và vất vả  của cán bộ công nhân.

Là nơi gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học hang đầu Việt Nam đã đem đến tài trí và sức lực của mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân như Giáo sư Viện sĩ Trần Đại NGhĩa, kỹ sư Võ Quý Huân, cán bộ kỷ thuật Trịnh Tam Tỉnh, Kỹ sư Trịnh Văn Yên,  Đặng Trần Cảnh, Tống Nguyên Lễ,  Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Văn Thân…cũng như cả một lớp người ở một miền quê đã hăng say lao động quên mình đi qua cuộc kháng chiến một cách anh dũng tạo nên chiến công to lớn của nền công nghiêp luyện kim đầu tiên của nước Việ Nam dân chủ Cộng hòa còn non trẻ.

Lò cao kháng chiến Hải Vân là niềm tự hào dân tộc, là bài học sáng ngời của bản chất quả cảm của con người Việt Nam trong lửa đạn, là tài sản tinh thần quý gái của dân tộc. Một giáo sư sử học người Nga    ( Bropsky) khi đến thăm di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân đã phải thốt lên rằng ; “ Thật vỹ đại ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi”, thiết nghĩ Lò cao kháng chiến Hải Vân mang một tầm vóc vỹ đại không chỉ bởi nó là nhà máy luyện gang trong hang đầu tiên và duy nhất  trên thế giới mà còn bởi nó chất chứa trong đó là tinh thần của dân tộc Việt Nam thời kỳ máu lửa, đó là sự  đoàn kết là lòng quả cảm, là sự hi sinh là quyết tâm vượt khó, quyết tâm đánh giặc để mang lại hòa bình cho non sông đất nước – một tầm vóc tinh thần vỹ đại

Dù chỉ tham gia vào một phần của chặng đường 9 năm kháng chiến trường kỳ, nhưng lò cao kháng chiến Hải Vân đã trở thành một công trình lịch sử thể hiện cho lòng quyết tâm, sự sáng tạo, ý chí sắt đá của quân và dân ta. Lò cao kháng chiến Hải Vân là dấu tích để chúng ta hình dung và than phục chặng đường đầu tiên của ngành luyện kim Việt Nam. Đây cũng là những dấu tích mà chúng ta cần giữ gìn lâu dài để chúng trở thành kỉ niệm thiêng liêng ghi dấu chặng đường kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta.

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Từ 15/3: Trung Quốc thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn vào Việt Nam(09/03/2023 9:37 SA)

    Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu vật tư, thiết bị y tế trong bệnh viện(04/03/2023 8:19 SA)

    Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường chuyên(04/03/2023 8:18 SA)

    Lan tỏa giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam(25/02/2023 9:26 SA)

    Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn mãi “soi đường cho quốc dân đi”(22/02/2023 9:29 SA)

    Gìn giữ Bản sắc Văn hóa Việt(09/02/2023 9:39 SA)

    Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi(02/02/2023 9:30 SA)

    Mùa Xuân nghĩ về Đảng(25/01/2023 8:08 SA)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    271 người đã bình chọn
    °
    444 người đang online