Thách thức từ nhiều biến thể mới

Đăng ngày 10 - 09 - 2021
100%

Ảnh: Getty

 

Ngày 9/9, Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết biến thể Mu có thể là biến thể đáng lo ngại mặc dù đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy biến thể này có thể vượt biến thể Delta, vốn là nguyên nhân chủ yếu gây ra làn sóng COVID-19 hiện nay trên thế giới. 

Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phụ trách chiến lược vaccine của EMA Marco Cavaleri cho biết EMA đang tập trung chủ yếu vào biến thể Delta, song cũng lưu ý tìm hiểu các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 như biến thể Lambda được phát hiện ở Peru và gần đây là biến thể Mu. Ông nhận định: “Biến thể Mu có thể đáng lo ngại hơn bởi có khả năng cao tránh được miễn dịch”. Ông cho biết thêm EMA sẽ thảo luận với các hãng bào chế vaccine ngừa COVID-19 về tính hiệu quả của các loại vaccine hiện nay trong phòng chống biến thể Mu. 

Đầu tháng này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại biến thể Mu là “biến thể đáng quan tâm”. Theo WHO, biến thể Mu chứa các đột biến có khả năng kháng vaccine, do đó cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn. Mu lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1 và được biết tới là biến thể B.1.621. Tất cả các virus, gồm cả virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, đều biến đổi theo thời gian và hầu hết các đột biến không ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng rất ít đến các đặc tính của virus. Tuy nhiên, một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, khả năng kháng vaccine và thuốc điều trị.

Hiện WHO phân loại 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 ở mức “đáng lo ngại,” trong đó có biến thể Alpha xuất hiện ở 193 quốc gia, vùng lãnh thổ và biến thể Delta xuất hiện ở 170 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong khi đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa xác nhận 18 ca nhiễm biến thể Eta của virus SARS-CoV-2. Đây là những ca đầu tiên nhiễm biến thể Eta được ghi nhận ở nước này.

Ngoài các trường hợp nhiễm biến thể Eta, theo MHLW, cho đến ngày 3/9, Nhật Bản đã có 19 ca nhiễm biến thể Kappa, trong đó có một trường hợp ở tỉnh Mie ngoài khu vực cách ly vào tháng 6. Hai biến thể này đã được WHO đưa vào danh sách “biến thể cần quan tâm”. Tháng trước, Nhật Bản cũng phát hiện các ca đầu tiên nhiễm biến thể Lambda.

Trong khi đó, biến thể C.1.2, phát hiện đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 5 vừa qua hiện đã lây lan sang 10 quốc gia, trong đó có 5 nước châu Phi. Các chuyên gia xác nhận đây là biến thể có nhiều đột biến hơn mọi biến thể đã được phát hiện từ trước đến nay trên toàn thế giới. Cụ thể, C.1.2 có 41,8 đột biến mỗi năm và tốc độ lây nhanh hơn khoảng 1,7 lần so với tốc độ toàn cầu hiện tại và nhanh hơn 1,8 lần so với ước tính ban đầu về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2.

Hiện chỉ 3% dân số châu Phi được tiêm vaccine. Trong khi đó, virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan trên diện rộng với sự xuất hiện của các biến thể mới.

Theo trang thống kê worldometers.info, số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi hiện đã vượt 8 triệu ca, trong đó có 201.535 ca tử vong. Khu vực Nam Phi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

 

<

Tin mới nhất

Căng thẳng Iran - Israel có thể khiến giá dầu, giá vàng tăng mạnh(17/04/2024 10:39 SA)

Đông Nam Á sẽ đối diện nắng nóng chưa từng thấy(14/04/2024 10:43 SA)

Diễn biến mới xung quanh căng thẳng Iran - Israel(14/04/2024 10:40 SA)

Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria(06/04/2024 10:41 SA)

10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2023 do Thông tấn xã Việt Nam bình chọn(25/12/2023 11:02 CH)

Đề nghị Myanmar tạo điều kiện cho công dân Việt Nam rời khỏi khu vực nguy hiểm(13/11/2023 11:22 CH)

Vương quốc Anh công bố Quỹ Hợp tác Khoa học Quốc tế với các nước đang phát triển(07/11/2023 11:11 CH)

Trung Quốc hủy bỏ yêu cầu khai báo y tế khi xuất, nhập cảnh(31/10/2023 11:12 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
276 người đã bình chọn
°
617 người đang online