Bản đồ tỉnh Thanh Hóa thời vua Tự Đức được đấu giá

Đăng ngày 22 - 03 - 2023
100%

Bản đồ tỉnh Thanh Hóa thời vua Tự Đức, do lính Pháp tại Đông Dương mua thập niên 1940, được đấu giá ở Paris.

Hiện vật nằm trong lô 51, phiên Arts D'asie của Aguttes, được bán với giá 3,6 nghìn euro (gần 100 triệu đồng) hôm 9/3. Bản đồ giấy kích thước 198x90 cm, ra đời năm Tự Đức thứ 31 (1878), thể hiện tỉnh Thanh Hóa và tuyến đường giao thông đến các nơi khác, có kèm chú thích bằng chữ Hán.

Khu vực trung tâm thể hiện bằng hình ngôi sao được cho là làng Gia Miêu, xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, cách TP Thanh Hóa hơn 40 km về hướng Bắc. Gia Miêu từng được các nhà sử học đánh giá là "kinh thành Huế thu nhỏ" ở xứ Thanh. Tại đây có miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng năm 1803 nhằm tưởng nhớ nơi phát tích vương triều Nguyễn.

Theo nhà đấu giá, hiện vật xuất hiện vết ố, rách nhẹ, hao mòn theo thời gian. Bản đồ được một người lính đóng quân ở Đông Dương mua lại vào những năm 1940, sau đó cất giữ trong gia đình cho đến nay.

Bản đồ tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Aguttes

Danh xưng Thanh Hóa được các nhà khoa học xác định có từ năm 1029, căn cứ theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây cũng là mốc đánh dấu việc Thanh Hóa trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Sau đó, tên gọi được thay đổi nhiều lần.

Theo Địa chí Thanh Hóa, thời vua Gia Long gọi là Thanh Hoa trấn. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), cả nước được chia thành 30 tỉnh, trong đó Thanh Hoa trấn được đổi là tỉnh Thanh Hoa. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), vua cho đổi thành tỉnh Thanh Hóa. Đến thời Tự Đức (1848-1883) các địa danh, vị trí các phủ, huyện đã tương đối ổn định. Tư liệu từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, năm Gia Long thứ 18 (1819), số dân đinh của tỉnh là 33.230 người.

Phiên Arts D'Asie giới thiệu 225 cổ vật, tác phẩm nghệ thuật đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Myanmar với mức giá từ 200 euro trở lên. Trong đó, hiện vật đạt giá cao nhất là tượng Bồ Tát bằng đồng, có từ thời nhà Minh của Trung Quốc, với giá 54.600 euro (1,3 tỷ đồng). 17 hiện vật được cho là có nguồn gốc Việt Nam: Hộp đựng sắc lệnh, thỏi bạc 10 lạng hình chữ nhật thời nhà Nguyễn, bình hoa gốm sứ thời nhà Trần, bộ dao từ thế kỷ 13-14...

Thỏi bạc trị giá 10 lạng của thời nhà Nguyễn được bán với giá 527 euro (13 triệu đồng). Ảnh: Aguttes

Aguttes thành lập năm 1974, là nhà đấu giá lớn thứ tư của Pháp. Ngoài văn phòng chính tại Paris, họ còn có trụ sở tại Brussels, Lyon và Aix-en-Provence. Aguttes từng tổ chức nhiều phiên dành riêng cho các nghệ sĩ Việt Nam.

 

 

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith(11/04/2023 11:14 SA)

    ASEAN, Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện(09/03/2023 9:47 SA)

    Các nước ASEAN nhất trí hỗ trợ Timor Leste trở thành thành viên Hiệp hội(06/03/2023 8:31 SA)

    Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột, tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine(23/02/2023 9:48 SA)

    Các 'Sứ giả nhân đạo Việt Nam' và 7 ngày chạy đua với thời gian(20/02/2023 3:07 CH)

    2023 – Năm gập ghềnh đối với kinh tế thế giới(28/12/2022 5:22 CH)

    Đề nghị Nghị viện Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU(13/12/2022 8:13 SA)

    Thủ tướng thăm 'thung lũng Silicon' của châu Âu, đề nghị Hà Lan hỗ trợ xây dựng Brainport tại Hà Nội(11/12/2022 11:24 CH)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    202 người đã bình chọn
    1132 người đang online